6 món ăn lạ miệng ở Hội An

Present your business with an active link of yours website and add it to the Ads - Forum for FREE
Post Reply
hoagnchox
Advertiser with 5+ ads
Posts: 5
Joined: Wed Oct 05, 2016 5:58 am

6 món ăn lạ miệng ở Hội An

Post by hoagnchox »

Phố cổ Hội An tuy nhỏ nhưng văn hóa ẩm thực lại vô cùng phong phú. Bánh đập hến xào, canh bột báng hay mạc nạm,… là những món ăn hấp dẫn mà bất cứ du khách nào có cơ hội được thưởng thức sẽ không bao giờ quên.

1. Bánh đập hến xào

Bánh đập là món đặc sản phổ biến mà bất kỳ ai đến Hội An cũng khó có thể bỏ qua. Tuy cách chế biến khá đơn giản, nhưng bánh đập hến xào vẫn nổi bật bởi mang đậm hương sắc Hội An.
Image
Món bánh đập hến xào hấp dẫn, đậm vị

Giống như món bánh đập quen thuộc ở các tỉnh miền Trung, bánh đập hến xào vẫn có một miếng bánh tráng và bánh ướt, nhưng điểm nhấn ở đây chính là hến. Hến thường được xào rất đơn giản để giữ độ ngọt. Trộn lẫn các loại gia vị, thêm vào đó đậu phộng, hành phi, sa tế, vừng và một chút rau răm... đảo sơ qua lại một hồi là được.

Nước chấm cũng là một yếu tố quan trọng làm nên hương vị cho món ăn này của Hội An. Nước chấm được pha từ nước mắm cá cơm, thêm ớt tỏi, thịt quả thơm băm nhuyễn, đậu phộng và hành phi.

Khi ăn, bạn chỉ cần rải đều hến lên miếng bánh đập. Vị thơm ngọt nhẹ nhàng, vừa giòn vừa dai của bánh đập kết hợp với vị mặn, ngọt của hến xào, tuy bình dị nhưng vô cùng ngon miệng. Hơn nữa, giá thành của món ăn này khá rẻ, chỉ từ 15.000 đến 20.000 đồng cho một đĩa bánh đập đặc biệt.

Xem thêm: Quán mì Ý ngon

2. Mì sứa

Mì sứa đặc biệt do nó là món ăn theo thời vụ, không phải lúc nào bạn cũng có thể bắt gặp. Mùa sứa thường bắt đầu khoảng từ tháng 3 âm lịch đến mùa hè, thời gian này bạn cũng có thể ghé các gánh mì rong bên lề đường để ăn mì sứa và hiểu thêm về ẩm thực phố Hội.

Những miếng sứa trong veo, dai giòn được xắt thành miếng nhỏ vừa, ăn cùng những sợi mì to dày, đặc biệt nhất là phải thưởng thức trên ghe mới đúng điệu. Văn hóa mì ghe ở Hội An khiến nhiều người thích thú, bởi cảm giác vừa xì xụp tô mì vừa lắc lư theo nhịp sóng nước là một trải nghiệm khó quên.

3. Canh bột báng

Bột báng thường được dùng để chế biến chè hoặc các món ngọt. Tuy nhiên, ở xứ Quảng, bột báng lại được “biến tấu” theo một lối riêng, trở thành một món canh mặn mà, hấp dẫn và đầy bổ dưỡng

Cách chế biến canh bột báng cũng không quá phức tạp. Khâu lựa chọn bột báng luôn là bước quan trọng, quyết định đến chất lượng của tô canh. Bột báng sử dụng để nấu canh thường là loại bột tốt, hạt có màu trắng trong. Bên cạnh đó, dùng bột tốt khi nấu sẽ giúp các viên bột tách nhau riêng rẽ, không bám thành từng dề, đảm bảo được độ thẩm mỹ khi thưởng thức.

Nước canh bột báng có thể ninh từ xương heo hoặc xương gà. Tùy sở thích mà người ta ăn canh bột báng với tôm, cua, trứng cút, chả thịt, tuy nhiên không thể thiếu được trứng gà đánh tơi thành những sợi nhỏ màu vàng bắt mắt. Rắc thêm ít tiêu và hành ngò là một bát canh ngon đã hoàn thiện.

Những buổi chiều đông hay ngày mưa phùn, được thưởng thức bát canh bột báng, tận hưởng cảm giác lan tỏa của mọi hương vị, đó sẽ là một cảm giác vô cùng thích thú.

4. Mạc nạm

Món ăn có cái tên lạ này hiện nay gần như không còn nơi giữ đúng hương vị. Thực chất, nó được nấu từ gân bò, gàu bò, bạc nhạc bò như món cà ri hoặc bò kho, nhưng được ướp bằng các vị thuốc bắc rất đặc biệt theo bí quyết riêng của người nấu.

Từng miếng thịt mềm nhừ nhưng không nát, nước sốt màu hổ phách sóng sánh hấp dẫn được ăn kèm với bánh mì con cóc to hơn nắm tay một chút.

Xem thêm: www.baoanuong.net

5. Mít nhồi tôm thịt

Bạn sẽ có cơ hội nếm thử món ăn này trong mâm cơm một gia đình người Quảng.

Mít được dùng để nấu là loại mít ráo sắp chín. Người ta tận dụng hột mít để luộc chín và giã mịn, trộn chung với tôm thịt xay, thêm nước mắm, tiêu, tỏi, ớt rồi nhồi phần nhân đã chuẩn bị vào từng múi mít.

6. Bánh tổ

Có một món ngon Hội An vào ngày Tết thường được đặt lên bàn thờ tổ tiên, đó là món bánh tổ. Bánh tổ cùng với cao lầu là hai món ăn truyền thống, đặc trưng cho “văn hóa ẩm thực” và là món ngon, đặc sản phố cổ Hội An từ hàng trăm năm qua.

Cũng như bánh tét, bánh chưng, bánh tổ được nấu trước ngày Tết. Nguyên liệu gồm có nếp và đường. Bột nếp và đường đem “sên” cho thật kỹ, lọc bỏ hết tạp chất rồi thêm vào chút nước gừng tươi để làm tăng hương vị. Sau đó cho bột vào chiếc khuôn, bên trong có lót sẵn lớp lá chuối khô.

Đặc trưng của bánh tổ Hội An là vừa dai vừa dẻo, hương vị đậm đà thơm ngon, có thể để được lâu mà không sợ bị ẩm mốc. Có nhiều cách để thưởng thức món bánh tổ, nhưng phổ biến nhất là xắt miếng và chiên với dầu đậu phộng. Miếng bánh tổ béo ngậy, thơm lừng mùi đường, mùi gừng, mùi nếp. Bỏ miếng bánh vào miệng, nhai và nuốt đến đâu cảm giác vị ngọt, thanh lan tỏa đến đó.

Xem thêm: Món ăn Huế

Post Reply